ĐỐI THOẠI

Giải pháp giúp bảo hiểm tiền gửi Việt Nam phát huy tối đa vai trò?

Nguồn: SCTV8 - VITV
19:45 ngày 03/11/2019

Sự ra đời của bảo hiểm tiền gửi Việt Nam

Đầu những năm 1988-1990 của thế kỷ 20, hàng loạt hợp tác xã tín dụng bị đổ vỡ trên toàn quốc, làm lòng tin của người dân đối với hệ thống ngân hàng bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Năm 1997, cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á đã nổ ra, bắt nguồn từ Thái Lan và ảnh hưởng đến các thị trường chứng khoán, trung tâm tiền tệ, giá cả của nhiều nước Châu Á như Hàn Quốc, HongKong, Indonesia, Malaisia,Lào, Philippine, thậm chí tác động của nó còn lan rộng đến cả các nước như Nga, Braxin và Hoa Kỳ. 

Việt Nam, tuy không chịu ảnh hưởng nhiều nhưng nhận định rõ đây là hồi chuông cảnh báo cho hệ thống ngân hàng nước ta. 

Bảo hiểm tiền gửi việt Nam (BHTGVN) đã được thành lập theo Quyết định số 218/1999/QĐ-TTg ngày 09/11/1999 của Thủ tướng Chính phủ, và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 07/07/2000

Khung pháp lý của BHTG trước khi có luật BHTG là Nghị định 89/1999/NĐ-CP, Nghị định109/2005/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 89), Quyết định75/2000/QĐ-TTg, và Luật BHTG có hiệu lực ngày 01/01/2013…

Các cột mốc của Bảo hiểm tiền gửi 

- Năm 2003:

BHTGVN là thành viên của Hiệp hội BHTG quốc tế.Ngoài ra, BHTGVN thực hiện tái cấu trúc bộ máy, đánh dấu bước ngoặt quan trọng với việc đề xuất nâng cao cơ sở hạ tầng pháp lý cho hoạt động BHTG.

- Năm2013:

Luật BHTG chính thức có hiệu lực thi hành ngày 01/01/2013, hoạt động BHTG đã được điều chỉnh bởi cơ sở pháp lý cao nhất.

- Năm2014:

Đánh dấu cột mốc 15 năm thành lập BHTGVN, và là bước tiến quan trọng trongviệc hoàn thiện cơ sở pháp lý và tổ chức. Với sự chỉ đạo sát sao của NHNN, các văn bản hướng dẫn Luật BHTG đã được ban hành.

- Năm 2016, BHTGVN đã được xác định rõ ràng mô hình hoạt động, mở rộng mạng lưới hoạt động và hoàn thiện nghiệp vụ: 

Ngày 01/4/2016 Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định xác định rõ mô hình tổ chức và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam: “là tổ chức tài chính Nhà nước, hoạt động theo mô hình Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn Điều lệ”. 

Ngày 24/3/2016 Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ký Quyết định chấp thuận cho BHTGVN mở thêm 02 chi nhánh mới, chính thức đưa số Chi nhánh trực thuộc Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam lên 8 chi nhánh trên toàn quốc. BHTGVN được thành lập thêm 2 phòng mới: Phòng Kiểm soát đặc biệt và Thanh lý tài sản; Phòng Đào tạo.

- Năm 2018 là năm bản lề của BHTGVN trong việc thực thi chính sách BHTG  ; trong năm 2018, BHTGVNđã tổ chức thành công Hội nghị thường niên lần thứ 16 và Hội nghị quốc tế củaHiệp hội BHTG khu vực Châu Á – Thái Bình Dương (APRC) 2018 tại Hà Nội. 

- Năm 2019, đánh dấu 20 năm đi vào hoạt động, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam đã từng bước trưởng thành với tư cách một tổ chức tài chính Nhà nước hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận theo mô hình Công ty TNHH Một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, đáp ứng được yêu cầu về bảo vệ quyền lợi người gửi tiền và giữ vững an toàn, lành mạnh hệ thống tài chính - ngân hàng trong nước.

Hiện Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam đang bảo vệ cho hơn 4 triệu tỷ đồng tiền gửi của người gửi tiền tại 1.282 tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi, bao gồm 95 ngân hàng thương mại, 1 ngân hàng hợp tác xã, 1.182 quỹ tín dụng nhân dân và 4 tổ chức tài chính vi mô. 

Kể từ khi thành lập đến nay, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam đã chi trả cho 39 Quỹ tín dụng nhân dân, với số tiền gần 27 tỷ đồng.

Ngày 12 tháng 3 năm 2019, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị 06/CT-TTg về tăng cường giải pháp nhằm đảm bảo an toàn hoạt động, củng cố vững chắc hệ thống quỹ tín dụng nhân dân.

Thủ tướng chỉ đạo: nâng cao vai trò của Ngân hàng hợp tác xã Việt Nam, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam trong việc liên kết hệ thống, hỗ trợ tài chính và xử lý khó khăn của các quỹ tín dụng nhân dân, tăng cường vai trò tham gia, hỗ trợ chức năng kiểm tra, giám sát của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với các quỹ tín dụng nhân dân.” 

Đề án củng cố và phát triển hệ thống QTDND đến năm 2020, định hướng đếnnăm 2030 ban hành kèm theo Quyếtđịnh 209/QĐ-NHNN ngày 31/1/2019 của Thống đốc NHNN cũng nêu về giải phápnâng cao vai trò của BHTGVN,

Ttheo đó: a/ Tăng cường vai trò và sự phối hợp của BHTGVN trong việc xử lý, tham gia hỗ trợ các QTDND yếu kém được đặt vào kiểm soát đặc biệt theo quy định của Luật các TCTD được sửa đổi, bổ sung.

b/ Đầu mối phối hợp với các đơn vị có liên quan tăng cườngcông tác tuyên truyền chính sách bảo hiểm tiền gửi trong việc bảo vệquyền lợi của người gửi tiền là thành viên của QTDND.

c/ Nghiên cứu trình Chính phủ, Quốc hội để sửa đổi, bổ sung Luật BHTGVN và các quy định có liên quan trong việc phát huy vai trò và sử dụng nguồn lực của BHTGVN để hỗ trợ, xử lý các QTDND yếu kém, đảm bảo an toàn hệ thống QTDND

Đối thoại: 

Giải pháp giúp bảo hiểm tiền gửi Việt Nam phát huy tối đa vai trò?

Phát mới: 19h45 chủ nhật ngày 03/11/2019

Phát lại: 7h30 thứ 2, 0h và 12h30 thứ 3 và thứ 5, 18h45 thứ 4 và thứ 6

Khách mời:

TS. CẤN VĂN LỰC - CHUYÊN GIA KINH TẾ TRƯỞNG, NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

TS. NGUYỄN THỊ MÙI - THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG TƯ VẤN CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH TIỀN TỆ QUỐC GIA

ÔNG NGÔ QUANG LƯƠNG - THÀNH VIÊN CHUYÊN TRÁCH HĐQT, BẢO HIỂM TIỀN GỬI VIỆT NAM